Chi tiết - Huyện Vĩnh Linh
Chuyện phát triển kinh tế của đồng bào Vân kiều xã Vĩnh Ô
- 05-07-2022
- 352 lượt xem
Trong quá trình hội nhập và phát triển, nhờ đổi thay trong cách nghĩ, cách làm, cuộc sống của người đồng bào Bru Vân Kiều ở xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh đã có sự đổi thay đáng kể. Những mô hình kinh tế mới được triển khai đã không chỉ giúp họ thoát nghèo, mà đang từng ngày tích lũy làm giàu. Và chính họ cũng đang trở thành nguồn động lực, truyền cảm hứng cho tất cả mọi người hăng say hơn trong lao động, sản xuất.
2 ha ruộng lúa chất lượng cao tại bản 8, xã Vĩnh Ô.
Một ngày tháng 5, chúng tôi trở lại với Vĩnh Ô. Theo lời hẹn, anh Trần Văn Tặng, Chủ tịch UBND xã dẫn chúng tôi đi thăm một số mô hình kinh tế điển hình trên địa bàn. Trong đó có mô hình kinh tế tổng hợp kết hợp giữa chăn nuôi và trồng rừng của ông Hồ Văn Mừng ở bản Cây Tăm.
Từ trung tâm UBND xã Vĩnh Ô đến nhà ông Hồ Văn Mừng không quá xa, chỉ khoảng 10 phút đi xe máy là đã đến nơi. Sau vài lời giới thiệu của anh Tặng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện khá vui vẻ. Theo lời kể của Ông Mừng, tận dụng lợi thế về đất đai, vào năm 2006, gia đình ông đã mạnh dạn khai hoang 2ha đất đồi để trồng rừng tràm. Tuy nhiên mỗi chu kỳ khai thác rừng trồng phải mất từ 4 đến 5 năm. Để lấy ngắn nuôi dài, ông tích cực vận động người thân vừa chăn nuôi gà, lợn vừa sản xuất 1 sào lúa để chèo chống gia đình vượt qua khó khăn trước mắt. Đến nay, gia đình ông phát triển diện tích rừng tràm lên 7ha và đã qua 3 chu kỳ khai thác. Bên cạnh đó, thả nuôi 18 bò nái sinh sản. Đem lại nguồn thu đang kể cho gia đình.
Chia sẻ về mô hình kinh tế của gia đình mình ông Hồ Văn Mừng cho biết: “Quá trình phát triển kinh tế, gia đình gặp không ít khó khăn nhưng mọi người trong gia đình ai cũng rất quyết tâm vượt khó để làm giàu. Mọi người cùng nhau học hỏi kinh nghiệm từ anh em, bạn bè. Đối với chăn nuôi đàn bò, học thêm kỹ thuật chăm sóc, tiêm phòng; còn trồng rừng thì kỹ thuật khá dễ nhưng phải làm hàng rào xung quanh để tránh bị trâu, bò phá hoại. Hiện nay, mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình thu lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng”.
Tiếp lời ông Hồ Văn Mừng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô Trần Văn Tặng thông tin thêm với chúng tôi: “Phát huy lợi thế đất đai, dưới sự chỉ đạo của HĐND, UBND, nhiều hộ dân đã mạnh danh phát triển nhiều mô hình kinh tế, vươn lên thoát nghèo như hộ anh Hồ Văn Trường thôn Cây Tăm xây dựng mô hình trâu sinh sản, hộ anh Hồ Văn Thể thôn Thúc xây dựng mô hình dê và hộ chị Hỗ Thị Linh xây dựng mô hình chăn nuôi lợn bản”.
Không còn tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ từ bên ngoài như những năm trước đây, bây giờ, nhờ sự tuyên truyền vận động của chính quyền địa phương, người dân trên địa bàn xã Vĩnh Ô đã nhận thức rõ ràng hơn về mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Họ đã biết phát huy tốt nguồn giống cây trồng vật nuôi được hỗ trợ; tận dụng tối đa diện tích đất để tập trung phát triển mô hình kinh tế tổng hợp vừa chăn nuôi kết hợp trồng rừng. Mặc dù hiệu quả mang lại chưa cao so với vùng đồng bằng, nhưng những kết quả đạt được của xã Vĩnh Ô trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn là điều đáng phấn khởi. Đến cuối năm 2021, bên cạnh duy trì 36ha diện tích sản xuất lúa 2 vụ, Vĩnh Ô đã trồng mới 102ha rừng tràm, nâng diện tích rừng trồng toàn xã gần 600 ha. Hàng năm, bà con xã Vĩnh Ô đã thu hoạch hàng ngàn m3 gỗ, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất gỗ dăm trên địa bàn huyện; đàn trâu bò lên đến 600 con; đàn lợn hơn 500 con. Thu nhập bình quân đầu người ở Vĩnh Ô đạt 27 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 35% giảm 8,77% so với năm 2020. Hiện Vĩnh Ô đã đạt 9/19 tiêu chí xây dựng NTM.
Về định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn xã thời gian tới, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô, Trần Văn Tặng nhận định: “Trong thời gian tới, dựa vào tiềm năng, tế mạnh của địa phương, xã tiếp tục vận động bà con phát triển thêm diện tích rừng trồng, xây dựng các mô hình như chăn nuôi, trâu sinh sản, bò, dê, lợn bản. Xây dựng chuổi giá trị sản phẩm nông nghiệp bán tại chợ phiên và các chợ lân cạnh nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho bà con”.
Thêm một động lực mới đối với Vĩnh Ô trong quá trình hội nhập và phát triển đó chính là UBND huyện Vĩnh Linh đã ban hành quyết định về việc tổ chức Chợ phiên Vĩnh Ô vào ngày 19 hàng tháng trong năm. Cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp trong tỉnh, chợ phiên sẽ là nơi bày bán các sản phẩm nông sản đặc trưng, do chính người dân xã Vĩnh Ô làm ra. Đây chính là cơ hội để địa phương tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, sản vật của địa phương, cũng như những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc. Qua đó, kích cầu phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Trước khi chia tay với Vĩnh Ô, chúng tôi được mọi người trong đoàn dẫn đi thăm mô hình trồng lúa chất lượng cao với diện tích 2ha, tại bản 8. Giữa núi rừng xanh ngát, ruộng lúa trĩu bông chín vàng ươm đã đến kỳ thu hoạch, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Tin tưởng rằng, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cùng với tinh thần nỗ lực vươn lên vượt khó của người dân, một ngày không xa, xã miền núi Vĩnh Ô sẽ thực sự “thay da, đổi thịt”; cuộc sống trong từng bản làng sẽ no đủ, giàu có hơn.
Mỹ Hằng
- Triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 (05/07/2022)
- Cửa Tùng: Trao nguồn vốn hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng (05/07/2022)
- Vĩnh Thủy, Kim Thạch tập trung hoàn thành các tiêu chí nổ lực đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022 (05/07/2022)
- Vĩnh Giang: Phát động phong trào thi đua hướng tới kỷ niệm 55 năm đón nhận danh hiệu AHLLVTND và xây dựng NTM nâng cao (05/07/2022)
- Tập huấn kĩ năng bơi, phòng tránh đuối nước cho học sinh miền núi (05/07/2022)
- Trên 1.000 cơ sở sản xuất công nghiệp hiệu quả (05/07/2022)
- Phấn đấu tăng mức thu nhập cho người dân 3 xã miền núi (05/07/2022)
- Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (05/07/2022)
- Quy hoạch vùng, tạo lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Linh (05/07/2022)
- Phân bổ 43,5 tấn giống lúa cho các địa phương (05/07/2022)
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ
Địa chỉ: Thành Công, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh - Điện thoại: (0233).3820491; Fax: (0233).3820787
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ