Chi tiết - Huyện Vĩnh Linh

Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ Đông Xuân 2021-2022

Vụ Đông Xuân 2020-2021, toàn huyện Vĩnh Linh gieo cấy 4.000 ha lúa. Cơ cấu giống lúa gồm  HN6, Thiên Ưu 8, TBR97, VNR20, Bắc Thơm 7, HC95. Hiện nay, lúa đang thời kỳ đẻ nhánh, sinh trưởng tốt… Các đối tượng cây trồng khác trên địa bàn đều sinh trưởng và phát triển tốt.

 

Vụ Đông Xuân 2020-2021, toàn huyện Vĩnh Linh gieo cấy 4.000 ha lúa. Cơ cấu giống lúa gồm  HN6, Thiên Ưu 8, TBR97, VNR20, Bắc Thơm 7, HC95. Hiện nay, lúa đang thời kỳ đẻ nhánh, sinh trưởng tốt… Các đối tượng cây trồng khác trên địa bàn đều sinh trưởng và phát triển tốt.

 

 

 

Qua kiểm tra thực tế tại đồng ruộng, mật độ lúa rất dày, bộ lá xanh tốt, bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện với tỷ lệ 3-5% trên giống HC95 tại một số vùng, cục bộ gây hại nặng trên diện tích 05 ha tại Nam Sơn, Vĩnh Sơn. Dự báo thời gian tới thời tiết đêm và sáng sớm có sương mù, nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển, lây lan ra diện rộng, hại nặng và có thể gây cháy nhiều vùng nếu việc phòng trừ bệnh không kịp thời và triệt để.

 

Theo điều tra tình hình phát triển và sâu bệnh hại trên cây sắn, phát hiện các diện tích nhiễm bệnh khảm lá vi rút, với diện tích 5 ha, tỷ lệ bệnh trung bình 1-2%, nơi cao 10-12% tại Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy. Dự báo bệnh sẽ phát sinh và lây lan trên diện rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng sắn trong niên vụ 2022 và lây lan mầm bệnh cho các vụ tiếp theo.

 

Để chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn lá và một số đối tượng sâu bệnh hại trên cây trồng trong thời gian tới, các địa phương chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt các nội dung sau:

 

- Trên cây lúa: Cần điều tiết mực nước trên đồng ruộng để lúa đẻ nhánh tập trung.  Căn cứ màu lá lúa để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Giai đoạn bón thúc đòng cần chú ý tránh bón thừa đạm, tăng cường hàm lượng Kali để tăng sức đề kháng và nâng cao năng suất. Tăng cường kiểm tra tình hình sâu bệnh, đặc biết là bệnh đạo ôn trên tất cả các giống, kiểm tra kỹ trên các giống nhiễm như: HC95, Bắc thơm 7, VN10..., trên các chân ruộng gieo dày, bón thừa đạm... để chủ động hướng dẫn nông dân phun thuốc kịp thời khi bệnh mới phát sinh (tỷ lệ bệnh khoảng 5%).

 

Trên những chân ruộng bị bệnh đạo ôn phải ngừng bón tất cả các loại phân, tăng cao mức nước trong ruộng, khẩn trương phun thuốc phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất Tricyclazole, Isoprothiolane, Fenoxanil + Isoprothiolane, Fenoxanil + Tricyclazole,... như: Beam, Ninja, Fillia, Map Famy,... theo liều lượng khuyến cáo, chú ý phải phun ướt đẫm lá, lượng nước thuốc đã pha ít nhất 20 lít/sào, vùng bị nặng phải phun tiếp lần hai sau lần một 5 - 7 ngày.

 

Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân. Cần chú ý hạn chế lượng đạm hoặc dùng đạm vàng nhả chậm và tăng cường bón phân Kali giúp cho cây có sức đề kháng với bệnh. Tiếp tục theo dõi diễn biến phát sinh và gây hại của sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại có thể tấn công giai đoạn lúa đứng cái làm đòng gây khó khăn cho phòng trừ và ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Đông Xuân 2020-2021.

 

- Trên cây sắn: Tiếp tục điều tra, phát hiện diện tích nhiễm bệnh khảm lá hại sắn để xử lý. Đối với diện tích đã nhiễm bệnh khảm lá hại sắn phải lập tức nhổ bỏ, đem đi tiêu hủy, kịp thời trồng lại giống sắn không bị nhiễm bệnh hoặc các đối tượng cây trồng phù hợp như ngô, đậu xanh đảm bảo kịp thời vụ. Tiến hành phun trừ bọ phấn trên toàn bộ diện tích nhiễm bệnh khảm lá hại sắn và các vùng lân cận,  ngặn chặn  bọ phấn mang mầm móng vi rút lây lan. Lưu ý, có thể kết hợp thêm phân bón qua lá để cây sắn phát triển thuận lợi.

 

- Trên cây ngô, lạc: Theo dõi kỹ đối tượng sâu keo mùa thu hại ngô để chủ động phun phòng bằng các loại thuốc đặc trị. Những nơi sâu đang gây hại sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Bacillus ThuringiensisSpinetoramIndoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate... như: Bitadin WP, Map - Biti WP 50000 IU/mg, Radiant 60SC, Map wing 45WP, Amater 150SC, Indocar 150SC, Angun 5WG, Proclaim 1.9EC,... để phun trừ khi sâu đa số tuổi 1- 2, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 10 - 12 ngày, phun theo hàng ướt đều 2 mặt lá, nách lá và nõn lá.  Bệnh lỡ gốc rễ hại lạc có điều kiện phát sinh và gây hại nên cần kiểm tra phát hiện sớm để phòng trừ hiệu quả.

 

- Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (hồ tiêu, cà phê, cao su): Tiến hành chăm sóc, bón phân kịp thời, cân đối để giúp cây phục hồi nhanh sau mưa rét. Thường xuyên kiểm tra phát sinh phát triển của các đối tượng dịch hại để có biện pháp xử lý sớm, hiệu quả, chú ý bệnh chết nhanh tiêu, phấn trắng, héo đen đầu lá cao su.

 

Lưu ý, không phun thuốc BVTV khi nhiệt độ dưới 180C.

 

BBT

Bài viết liên quan