Chi tiết - Huyện Vĩnh Linh

Cống hiến của đồng chí Lê Duẩn đối với cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc

Đồng chí Lê Duẩn đã cùng Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đường lối, chính sách các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm 1945- 1954, trên cương vị là Bí thư Xứ uỷ Nam bộ rồi Bí thư Trung ương cục miền Nam, đồng chí đã cùng Xứ uỷ và Trung ương Cục lãnh đạo nhân dân Nam Bộ và Nam Trung bộ anh dũng tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, góp nhiều kinh nghiệm quý báu vào cuộc kháng chiến toàn quốc.

Năm 1956, khi còn trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh ở miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ, đồng chí đã dự thảo “Đề cương cách mạng miền Nam”, làm cơ sở cho Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) năm 1959 ra nghị quyết 15 về con đường tiến lên của cách mạng miền Nam. Năm 1957, được Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh điều động ra Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn đã góp phần quan trọng hoạch định đường lối chính trị và chiến lược giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn cách mạng trong phạm vi cả nước.

Từ năm 1960, trên cương vị Bí thư thứ nhất, là người chịu trách nhiệm chủ yếu của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phong trào cách mạng miền Nam, đồng chí Lê Duẩn đã đóng góp quan trọng trong việc hoạch định, phát triển và hoàn chỉnh dần đường lối chiến lược, phương pháp cách mạng và chiến tranh cách mạng, thực hiện sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc.

Cống hiến của đồng chí Lê Duẩn thể hiện rõ ở những tư duy chiến lược về con đường đi lên của cách mạng miền Nam

Ngay từ đầu, đồng chí Lê Duẩn đã nhận định: Cách mạng miền Nam không tiến hành bằng cách trường kỳ đấu tranh vũ trang, lấy nông thôn bao vây thành thị, tiến lên dùng lực lượng quân sự giải phóng toàn bộ đất nước như Trung Quốc đã làm mà đi theo con đường của Việt Nam, nghĩa là có khi nghĩa bộ phận, lp căn c địa, có chiến tranh du kích rồi tiến lên tng khi nghĩa, chủ yếu dùng lực lượng chính trị có phối hợp với lực lượng vũ trang để giành chính quyvề tay nhân dânVề phương pháp cách mạng miền Nam đã được Đảng ta khái quát: “Khởi nghĩa từng phần, đấu tranh quân sự và chính trị song song, tiến hành đánh địch bằng ba mũi tiến công quân sự, chính trị và binh vận, biết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược”.

Trong quá trình chỉ đạo các chiến trường, đồng chí Lê Duẩn đã phát triển phong phú lý luận của cả hai mặt đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, sự kết hợp của hai mặt đấu tranh đó cũng như việc xây dựng thực lực cách mạng trên từng chiến trường, qua các thời kỳ khác nhau để giành thắng lợi cuối cùng cho cách mạng miền Nam.

Về đấu tranh chính trị và khởi nghĩa, đồng chí kiên trì và nhấn mạnh vai trò của hình thức đấu tranh cơ bản này đối với cách mạng miền Nam trong mọi thời kỳ. Đồng chí phê phán tư tưởng coi nhẹ đấu tranh chính trị. Đồng chí cho rằng khởi nghĩa là một hình thức đặc biệt của đấu tranh chính trị, nhưng đồng chí cũng không đồng tình với tư tưởng coi đấu tranh chính trị là hình thức tối ưu. Sau Hiệp định Giơnevơ, có người tin vào việc thực hiện Hiệp định bằng pháp lý. Đồng chí nói đại ý: Ta đã dùng cả chính trị lẫn quân sự, sống chết với Pháp 9 năm trời mà cũng chỉ lấy lại được nửa nước, bây giờ chỉ dùng chính trị không thôi thì không bao giờ đế quốc lại giao nửa nước còn lại cho ta. Nhất thiết ta phải dùng quân sự, chính trị để giành lại miền Nam, không có cách nào khác.

Về đấu tranh vũ trang và chiến tranh cách mạng, đồng chí luôn khẳng định vai trò ngày càng quyết định của đấu tranh quân sự. Đồng chí đề cập nhiều vấn đề về nghệ thuật quân sự, trong đó đồng chí đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chiến tranh du kích và phương thức tác chiến của các binh đoàn chủ lực cũng như sự kết hợp của hai phương thức chiến tranh đó. Đồng chí nói: “Phải sử dụng quả đấm quân sự rất mạnh, phát triển chiến tranh du kích trong vùng sau lưng địch để đánh thắng lực lượng quân sự của Mỹ-ngụy”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn, nhiều hình thức tác chiến, nhiều cách đánh phong phú của chiến tranh nhân dân đã xuất hiện trên chiến trường: Đánh tập trung, đánh du kích, mở những chiến dịch tổng hợp, lập “vành đai diệt Mỹ”, đánh đặc công, đánh sân bay, bến cảng kho tàng, đánh giao thông, đánh thành thị, dùng lực lượng cơ động mạnh, đánh tiêu diệt lớn, vừa dùng lực lượng tại chỗ, đánh mạnh, tiêu hao lực lượng địch.

Đồng chí luôn nhắc nhở việc chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng căn cứ địa. Theo đồng chí là phải xây dựng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, cả lực lượng công khai và lực lượng bí mật, lực lượng trong đông đảo quần chúng cơ bản và lực lượng trung gian có thể tranh thủ được. Về lực lượng vũ trang là phải xây dựng dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực. Trong nhiều thư gửi các đồng chí phụ trách miền Nam, đồng chí còn khẳng định phải xây dựng lực lượng dự bị chiến lược, cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang để kịp thời giành thắng lợi quyết định trong quá trình phát triển của chiến tranh.

Đồng chí Lê Duẩn luôn nhấn mạnh vai trò quyết định của hậu phương lớn miền Bắc XHCN đối với tiền tuyến miền Nam, của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại và công cuộc xây dựng CNXH của đồng bào, chiến sĩ miền Bắc đối với miền Nam, coi trọng sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước anh em và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng chí Lê Duẩn đã cống hiến cho cách mạng nước ta những tư duy quan trọng  

Thứ nhất, tư tưởng dám đánh, dám thắng và biết đánh, biết thắng giặc Mỹ xâm lược. Đây là một tư tưởng lớn của Đảng, của nhân dân ta và của cả thời đại. Tư tưởng đó, quyết tâm đó không chỉ dựa trên ý chí chủ quan mà có căn cứ khách quan, không đơn thuần là vấn đề tình cảm mà trước hết, là cả vấn đề trí tuệ, vấn đề khoa học. “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” là khẩu hiệu hành động xuyên suốt cả thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

Nhớ lại một thời, tư tưởng phục Mỹ, sợ Mỹ lan tràn ở nhiều nước, tâm lý phân vân, nghi ngại xuất hiện khi Mỹ đưa gần nửa triệu quân viễn chinh vào miền Nam, dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc, có người khuyên ta chưa nên đương đầu với Mỹ ở miền Nam, mà nên tập trung xây dựng miền Bắc XHCN thật vững mạnh, sau sẽ hay. Đảng ta khẳng định: Đồng thời tiến hành cách mạng giải phóng miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc; bởi vì cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam là yếu tố quyết định trực tiếp để giải phóng miền Nam, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta.

Đồng chí Lê Duẩn viết: “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc quyện chặt với nhau làm một nhưng sức mạnh lớn nhất là ở miền Bắc, ở hậu phương”. Đồng chí Lê Duẩn còn đề ra lý luận về kết thúc chiến tranh, thắng địch một cách bất ngờ, đồng chí nêu rõ, phải có nghệ thuật để giải quyết vấn đề trọng yếu này. Ta không những quyết đánh, quyết thắng Mỹ mà còn phải biết đánh, biết thắng. Đồng chí nói: “Chúng ta phải biết mở đầu đúng, biết đánh lâu dài thì chúng ta phải biết kết thúc đúng. Đảng ta đã biết phát động chiến tranh, điều hành chiến tranh, đưa chiến tranh tiến lên từng bước, tạo ra những bước nhảy vọt khi có điều kiện và cuối cùng, nắm lấy thời cơ lịch sử, kết thúc chiến tranh giành thắng lợi hoàn toàn”.

Thứ hai, tư tưởng chiến lược tiến công. Đây là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt đường lối chính trị, chiến lược cách mạng và chiến tranh cách mạng ở nước ta. Quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước là quá trình liên tục đánh địch trên thế tiến công. Ngay sau Hiệp định Gơnevơ, Mỹ hất cẳng Pháp, xâm lược nước ta, tình hình cách mạng miền Nam hết sức khó khăn, Đảng ta vẫn khẳng định rằng cách mạng miền Nam đang nằm trong thế tiến công chung của các trào lưu cách mạng của thời đại. Do đó, chiến lược đúng đắn của cách mạng miền Nam chỉ có thể là chiến lược tiến công bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Đương nhiên, tuy điều kiện, hoàn cảnh mà so sánh lực lượng từng nơi, từng lúc, tư tưởng chiến lược tiến công được thể hiện ở các mức độ khác nhau.

Thứ ba, tư tưởng vận dụng sức mạnh tổng hợp. Một trong những bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được Đại hội IV của Đảng tổng kết là bài học “Vận dụng sức mạnh tổng hợp”. Trong diễn văn kỷ niệm 10 năm ngày hoàn toàn thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tháng 5/1985, đồng chí nói: “Chúng ta đã thắng vì chúng ta đã tạo được lực lượng vượt trội hơn, đủ sức đánh bại đối phương, đè bẹp ý chí xâm lược của địch”. Đồng chí chỉ rõ: Lãnh đạo chiến tranh, nói cho cùng là tạo được sức mạnh tổng hợp lớn hơn lực lượng của đối phương để đánh thắng đối phương. Chúng ta biết rằng sức mạnh của chiến tranh nhân dân không chỉ đơn thuần là sức mạnh quân sự mà là sức mạnh tổng hợp mọi mặt về chính trị, tinh thần, quân sự, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sức mạnh của cả nước đánh giặc và sức mạnh của cả thời đại.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã thực hành một chiến lược tổng hợp mà nội dung cơ bản là: Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao; kết hợp khởi nghĩa quần chúng và chiến tranh cách mạng: nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên cả ba vùng chiến lược; đánh địch bằng ba mũi giáp công; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh lớn với đánh vừa, đánh nhỏ; thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm đánh lâu dài, đồng thời, biết tạo và nắm thời cơ mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi cuối cùng.

Thứ tư, tư tưởng chiến lược độc lập tự chủ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ngay từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, chúng ta phải chịu nhiều sức ép, phải nghe nhiều lời khuyên. Ngay từ khi cuộc chiến tranh cách mạng của ta bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, trong phong trào cách mạng thế giới lại xuất hiện chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, tư tưởng thoả hiệp với đế quốc Mỹ, không đếm xỉa đến lợi ích của các dân tộc khác.

Trong khi ta dốc sức cho kháng chiến thì trong hệ thống XHCN và phong trào cộng sản quốc tế có sự bất hoà nghiêm trọng. Đế quốc Mỹ đã lợi dụng tình hình đó để leo thang chiến tranh. Song, trước sau Đảng ta vẫn giữ vững đường lối cách mạng của mình, đồng thời thi hành một chính sách đoàn kết quốc tế đúng đắn. Đảng ta kiên quyết đưa cách mạng tiến theo con đường đã định, đồng thời vượt qua mọi khó khăn, phức tạp, tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần của tất cả các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới.

More