Chi tiết - Huyện Vĩnh Linh

Phát hiện sớm, quản lý bệnh Lao tại cộng đồng

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Lao gây nên. Bệnh Lao có thể gặp ở tất cả các bộ của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80-85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Lao là bệnh phổ biến, lây qua đường hô hấp, không di truyền, có thể điều trị (miễn phí) và phòng bệnh được, các đối tượng có thể mắc Lao, các triệu chứng nghi ngờ/chỉ điểm bệnh Lao.

Nguồn lây và đường lây bệnh

- Người mắc lao phổi.

- Bệnh Lao lây truyền theo đường đường hô hấp là chính.

Người nghi ngờ lao phổi

Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi Lao quan trọng nhất.

- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.

- Sốt nhẹ về chiều.

Ngoài ra có thể: ra mồ hôi “trộm” ban đêm đối với trẻ em; đau ngực, đôi khi khó thở.

Đối tượng nguy cơ mắc Lao

- Nhóm người tiếp xúc gần/ thường xuyên với bệnh nhân lao phổi:

+ Người sống cùng hộ gia đình với BN lao phổi.

+ Nhân viên y tế (Cơ sở có BN lao khám, điều trị).

+ Cán bộ, nhân viên ở các trại giam, trại giáo dưỡng.

- Nhóm nguy cơ khác:

+ Người nhiễm HIV. 

+ Người có bệnh mạn tính: hen/COPD, bụi phổi; tiểu đường…

+ Người >= 60 tuổi.

+ Nghiện rượu, thuốc lá.

+ Suy dinh dưỡng; sử dụng thuốc ức chễ miễn dịch kéo dài (lupus, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến, cấy ghép tạng;…).

+ Người sống trong khu ổ chuột, trại giam, dân di cư, làm tại các mỏ…

Làm gì khi có dấu hiệu bệnh Lao

Hãy đến Trạm Y tế để được tư vấn, giới thiệu đi khám phát hiện lao (làm XN đờm, chụp Xquang). Tuyệt đối không tự mua thuốc về uống!

Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn NẾU:

+ Người bệnh được phát hiện điều trị sớm.

+ Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của cán bộ y tế.

- Thuốc lao được cấp miễn phí. 

- Người bệnh có thể điều trị ngoại trú tại trạm y tế xã, không cần nằm viện.

Người bệnh cần tuân thủ điều trị 

- Người bệnh không tuân thủ điều trị sẽ làm cho vi khuẩn kháng thuốc.

- Vi khuẩn Lao kháng thuốc sẽ rất khó khăn trong điều trị:

+ Thời gian điều trị dài, tốn kém, tác dụng phụ của thuốc rất nhiều. 

+ Người bệnh tiếp tục lây bệnh lao kháng thuốc cho người xung quanh. 

+ Khả năng chữa khỏi rất thấp, nguy cơ tử vong cao. 

Người bệnh cần làm gì để hạn chế lây bệnh cho mọi người

- Không khạc nhổ bữa bãi: ho khạc đờm vào giấy ăn, bỏ vào nơi quy định rồi đốt.

- Thường xuyên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. 

- Đi khám đúng hẹn để được xét nghiệm đờm.

- Tuân thủ uống thuốc theo hướng dẫn. 

Phòng bệnh Lao

- Hạn chế tiếp xúc nguồn lây: Biện pháp phòng hộ cá nhân, kiểm soát môi trường.

- Tiêm vắc xin BCG phòng Lao cho trẻ em. 

- Điều trị lao tiềm ẩn. 

- Phát hiện và điều trị bệnh sớm khi có dấu hiệu của bệnh Lao. 

- Tuân thủ điều trị để tránh tái phát, lao kháng thuốc.

More